Thừa cân béo phì (TCBP) là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… trong đó hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này. Tình trạng TCBP đã và đang trở thành một nguy cơ của sức khoẻ. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tình trạng này đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây nhất là ở trẻ em bên cạnh một số lượng không nhỏ các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.

Bé Hải bị béo phì có lẽ vì gia đình cho con ăn quá nhiều ngay từ nhỏ. Mỗi khi con hơi ọ e, mẹ lại “dí” ngay cho con bình sữa.

Bạn đã từng nghe nói rằng xem tivi nhiều, ăn vặt nhiều khiến bạn tăng calo và lười vận động… là những yếu tố có liên quan đến tỷ lệ béo phì ở trẻ em. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra thêm một nguyên nhân khiến trẻ em bị béo phì, đó là: thiếu ngủ.

Nghiên cứu mới tại Anh cho thấy, trẻ em béo phì dễ bị gãy xương và có nguy cơ bị chứng loãng xương khi về già. Theo báo The Independent.

Chứng rối loạn vị giác đã được chứng minh là nguyên nhân góp phần làm thay đổi thói quen ăn uống và có thể là một yếu tố liên quan tới tình trạng béo phì khi còn nhỏ. Rối loạn vị giác làm thay đổi thói quen ăn uống.

Trẻ em uống sữa trước khi đi ngủ có nguy cơ cao bị mắc bệnh béo phì khi lớn lên, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học người Mỹ cho hay.

Tình trạng béo phì ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ ở các nước phương Tây mà ngay cả Việt Nam. Trẻ thừa cân, béo phì hay đi kèm với các bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp trong tương lai, kém vận động và tất yếu sức khỏe giảm sút. Béo phì ở trẻ nhỏ còn nguy hiểm hơn vì có thể dẫn đến dậy thì sớm, ngừng tăng trưởng sớm, và các ảnh hưởng tâm lý như tự ti, nhút nhát, kém hòa đồng…

Một nghiên cứu được tiến hành mới đây trên loài chuột đã chỉ ra rằng: người phụ nữ hay căng thẳng trong thời gian mang thai cũng như đang cho con bú thì những đứa con của họ có nhiều nguy cơ bị béo phì.

Nếu bạn làm một cuộc trắc nghiệm với các bà mẹ Việt Nam với chỉ duy nhất 1 câu hỏi: “Bạn thích bé gầy hay mập mạp?”, chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả là 99,9% bà mẹ trả lời rằng: “Đương nhiên, tôi thích con mập mạp”. Với các bà mẹ phương Tây, câu trả lời thường ngược lại. Tại sao lại như vậy?

Những năm gần đây, chứng thừa cân và béo phì ở trẻ đã nổi lên như một vấn đề đáng báo động của xã hội. Việc điều trị cho trẻ hết béo phì là rất khó khăn và đôi khi không thể thành công. Do vậy, phòng ngừa béo phì chính là việc làm mang đến lợi ích về nhiều mặt cho cả gia đình và xã hội chúng ta.

Trang 1 2 3 4 5 6 7